Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

1. Lợn rừng hay còn được gọi là Lợn lòi có thể được coi là tổ tiên của lợn nhà, da và lớp lông lợn rừng rất dày, có mõm dài cứng để đào đất (khác với lợn nhà vì chúng phải tự tìm thức ăn). Ngoài ra, chúng còn có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt; đây là thứ vũ khí lợi hại để chống lại kẻ thù và cũng là điểm khác biệt lớn so với lợn nhà. Nhìn vào miếng thịt: Thịt lợn rừng thường ít mỡ, thịt nạc có màu đỏ xậm, bì dày khô, lông rậm mỗi chân lông luôn có 03 lỗ chân lông mọc chụm 01 lỗ, các lỗ chân lông khá sát nhau, mõm nhọn, nanh dài, hốc mắt to, chân thon so với khửu gối, đầu móng guốc nhọn và thon.

Cận cảnh hình ảnh lợn rừng đang dũi đất

2. Lợn Mường - Hòa Bình (lợn mán, lợn lửng, lợn cắp nách,...) là giống bản xứ luôn dũi đất tìm thức ăn có nơi còn gọi là lợn dũi đất, chỉ đạt 25 - 30 kg/con là tối đa, được nuôi thả rông và tự kiếm ăn, nuôi lâu lớn, thức ăn chủ yếu là chất sơ (90%), chúng ăn sống trực tiếp hầu hết tất cả các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Thịt Lợn mường đặc biệt thơm ngon, mềm giòn bùi, mỡ thơm ngậy ăn không ngấy. Đặc điểm xương không to, mõm nhọn, mặt ngắn, trán nhăn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng (lông càng cứng càng rậm ăn càng thơm ngon, vì càng rậm chứng tỏ càng lai lợn rừng nhiều), 03 lỗ chân lông chụm 01 lỗ.

Cận cảnh hình ảnh Gia đình lợn mường đang ngủ

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét